Tâm lý quản lý - BSA1236-TX-20231-TX-02

0

[Tâm lý học] Review ngành Tâm lý học

Ảnh đại diện
Phạm Tuấn Anh

Review ngành Tâm lý học – Giải đáp “tất tần tật” cho mem mới Khi kinh tế xã hội phát triển cũng là lúc áp lực về tinh thần tăng cao. Đó là lý do vì sao xã hội quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe tâm lý của con người và cách giảm các nguy cơ trầm cảm do stress. Và theo xu hướng đó thì tâm lý học trở thành ngành “hot hòn họt” hơn bao giờ hết. 1. Ngành tâm lý học là gì? “Tâm lý học” – Cái tên đã nói lên tất cả rồi đúng không nào? Theo học ngành này, bạn sẽ nghiên cứu về thế giới nội tâm của con người như: hành vi, suy nghĩ, cảm xúc, tư tưởng,…Nói một cách khác thì bạn sẽ được học cách đánh giá những ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh tới tâm lý của con người. Với những kiến thức đó, các nhà tâm lý tương lai có thể cảm thông và hỗ trợ những người gặp vấn đề về tinh thần, giúp họ vượt qua. Để từ đó trên thế giới sẽ không phải nghe những vụ tự tử vì stress hay trầm cảm nữa. 2. Tâm lý học học bao nhiêu năm? Không dài như Y- Dược, chuyên ngành tâm lý học chỉ trong vòng 4 năm là xong rồi. Còn nếu bạn muốn học lên cao hơn thì thời gian sẽ dài hơn một chút. Nếu học thạc sĩ sẽ thêm tầm 1,5-2 năm, học lên tiến sĩ sẽ mất tầm 3 đến 5 năm. 3. Chương trình đào tạo của Tâm lý học cơ bản có những gì? Về cơ bản thì chương trình đào tạo ngành tâm lý học của các trường đại học đều giống nhau. Sinh viên năm nhất sẽ được học các môn chung như pháp luật đại cương, triết học, giáo dục thể chất,…Sau đó lên năm 2,3,4 sẽ học những môn cơ sở ngành và chuyên ngành. Cuối cùng là ký thực tập và thi tốt nghiệp hoặc làm đồ án/khóa luận. Để bạn dễ hình dung thì một số môn cơ sở ngành và chuyên ngành gồm có: Tâm lý học đại cương, tâm lý học nhân cách, tâm lý học đám đông,… 4. Tâm lý học gồm những chuyên ngành nào? Tâm hồn con người là một điều gì đó rất phức tạp, vì thế nên các chuyên ngành thuộc tâm lý học cũng đa dạng không kém. Tùy vào mong muốn và sự phù hợp mà bạn có thể lựa chọn lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn như bạn yêu trẻ thì chọn “tâm lý học giáo dục” thích khám phá điều tra thì có “Tâm lý học tội phạm”, ngoài ra còn có: Tâm lý học hành vi, tâm lý học lâm sàng, tâm lý học xã hội, tâm lý học quản lý, tâm lý học ứng dụng, tâm lý học phát triển. 5. Ai là ứng viên tiềm năng cho ngành tâm lý học? Tâm lý học phù hợp với ai? Tâm lý học cũng là một ngành khá đặc thù với lượng kiến thức lớn, nhất là khi đối mặt với các trường hợp khó, phức tạp. Vì thế nếu không có những tố chất dưới đây thì bạn sẽ khó học giỏi và tiến xa trong sự nghiệp được: – Khéo léo, biết chia sẻ và lắng nghe – Thích nghiên cứu và khám phá thế giới nội tâm – Linh động, dễ biến hóa trong mọi trường hợp – Tư duy tốt – Ham học hỏi và không sợ khó khăn – Kỹ năng giao tiếp tốt – Có khả năng giải quyết vấn đề tốt Nếu bạn chưa có đủ những tốt chất trên thì cũng đừng lo lắng nhé, mọi kỹ năng đều cần và có thể bồi dưỡng theo thời gian. Miễn là bạn có đam mê và quyết tâm thì không gì làm khó được cả!

Review ngành Tâm lý học – Giải đáp “tất tần tật” cho mem mới

Khi kinh tế xã hội phát triển cũng là lúc áp lực về tinh thần tăng cao. Đó là lý do vì sao xã hội quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe tâm lý của con người và cách giảm các nguy cơ trầm cảm do stress. Và theo xu hướng đó thì tâm lý học trở thành ngành “hot hòn họt” hơn bao giờ hết.

1. Ngành tâm lý học là gì?

“Tâm lý học” – Cái tên đã nói lên tất cả rồi đúng không nào? Theo học ngành này, bạn sẽ nghiên cứu về thế giới nội tâm của con người như: hành vi, suy nghĩ, cảm xúc, tư tưởng,…Nói một cách khác thì bạn sẽ được học cách đánh giá những ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh tới tâm lý của con người.

Với những kiến thức đó, các nhà tâm lý tương lai có thể cảm thông và hỗ trợ những người gặp vấn đề về tinh thần, giúp họ vượt qua. Để từ đó trên thế giới sẽ không phải nghe những vụ tự tử vì stress hay trầm cảm nữa.

2. Tâm lý học học bao nhiêu năm?

Không dài như Y- Dược, chuyên ngành tâm lý học chỉ trong vòng 4 năm là xong rồi. Còn nếu bạn muốn học lên cao hơn thì thời gian sẽ dài hơn một chút. Nếu học thạc sĩ sẽ thêm tầm 1,5-2 năm, học lên tiến sĩ sẽ mất tầm 3 đến 5 năm.

3. Chương trình đào tạo của Tâm lý học cơ bản có những gì?

Về cơ bản thì chương trình đào tạo ngành tâm lý học của các trường đại học đều giống nhau. Sinh viên năm nhất sẽ được học các môn chung như pháp luật đại cương, triết học, giáo dục thể chất,…Sau đó lên năm 2,3,4 sẽ học những môn cơ sở ngành và chuyên ngành. Cuối cùng là ký thực tập và thi tốt nghiệp hoặc làm đồ án/khóa luận. Để bạn dễ hình dung thì một số môn cơ sở ngành và chuyên ngành gồm có: Tâm lý học đại cương, tâm lý học nhân cách, tâm lý học đám đông,…

4. Tâm lý học gồm những chuyên ngành nào?

Tâm hồn con người là một điều gì đó rất phức tạp, vì thế nên các chuyên ngành thuộc tâm lý học cũng đa dạng không kém. Tùy vào mong muốn và sự phù hợp mà bạn có thể lựa chọn lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn như bạn yêu trẻ thì chọn “tâm lý học giáo dục” thích khám phá điều tra thì có “Tâm lý học tội phạm”, ngoài ra còn có: Tâm lý học hành vi, tâm lý học lâm sàng, tâm lý học xã hội, tâm lý học quản lý, tâm lý học ứng dụng, tâm lý học phát triển.

5. Ai là ứng viên tiềm năng cho ngành tâm lý học?


Tâm lý học cũng là một ngành khá đặc thù với lượng kiến thức lớn, nhất là khi đối mặt với các trường hợp khó, phức tạp. Vì thế nếu không có những tố chất dưới đây thì bạn sẽ khó học giỏi và tiến xa trong sự nghiệp được:

        Khéo léo, biết chia sẻ và lắng nghe

        Thích nghiên cứu và khám phá thế giới nội tâm

        Linh động, dễ biến hóa trong mọi trường hợp

        Tư duy tốt

        Ham học hỏi và không sợ khó khăn

        Kỹ năng giao tiếp tốt

        Có khả năng giải quyết vấn đề tốt

Nếu bạn chưa có đủ những tốt chất trên thì cũng đừng lo lắng nhé, mọi kỹ năng đều cần và có thể bồi dưỡng theo thời gian. Miễn là bạn có đam mê và quyết tâm thì không gì làm khó được cả!


Ảnh đại diện
Huỷ bỏ

Câu trả lời của bạn

Hãy cố gắng đưa ra một câu trả lời tốt. Nếu bạn muốn bình luận về câu hỏi hoặc câu trả lời, hãy sử dụng công cụ bình luận. Hãy nhớ rằng bạn luôn có thể chỉnh sửa câu trả lời của bạn - không cần phải trả lời cùng một câu hỏi hai lần. Và, bạn đừng quên bình trọn - nó giúp chúng ta chọn ra những câu hỏi và câu trả lời hay và có ích nhất!