1. E-Learning là gì
1.1. Lịch sử phát triển E-Learning
Hiện nay, có nhiều thuật ngữ được sử dụng để mô tả khái niệm giáo dục - đào tạo từ xa, chẳng hạn như Giáo dục mở, Giáo dục từ xa, Dạy từ xa, Học từ xa, Đào tạo từ xa hoặc giáo dục ở xa. Theo nhiều học giả trên thế giới, giáo dục từ xa là một quá trình giáo dục - đào tạo mà trong đó phần lớn hoặc toàn bộ quá trình giáo dục - đào tạo có sự tách biệt giữa người dạy và người học về mặt không gian hoặc/và thời gian.
1.2. Khái niêm của E-Learning trong dạy và học
E-Learning (viết tắt của từ Electronic Learning) nếu hiểu theo nghĩa rộng là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT), đặc biệt là công nghệ thông tin. Hiện nay, theo các quan điểm và dưới các hình thức khác nhau có rất nhiều cách hiểu về E-Learning. Sau đây là một số định nghĩa E-Learning đặc trưng nhất :
E-Learning là sử dụng các công nghệ Web và Internet trong học tập.
E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông.
1.3. Một số hình thức đào tạo bằng E-Learning phổ biến trên thế giới
Theo tổng kết của Zandberg & Lewis (2008), có thể kể đến môṭ số hình thức đao taọ E-Learning phổ biến trên thế giới sau:
Đào tạo dựa trên công nghệ (TBT - Technology-Based Training) là hình thức đào tạo có sự áp dụng công nghệ, đặc biệt là dựa trên công nghệ thông tin.
Đào tạo dựa trên máy tính (CBT - Computer-Based Training). Hiểu theo nghĩa rộng, thuật ngữ này nói đến bất kì một hình thức đào tạo nào có sử dụng máy tính. Nhưng thông thường thuật ngữ này được hiểu theo nghĩa hẹp để nói đến các ứng dụng (phần mềm) đào tạo trên các đĩa CD-ROM hoặc cài trên các máy tính độc lập, không nối mạng, không có giao tiếp với thế giới bên ngoài. Thuật ngữ này được hiểu đồng nhất với thuật ngữ CD-ROM Based Training.
Đào tạo dựa trên web (WBT - Web-Based Training): là hình thức đào tạo sử dụng công nghệ web. Nội dung học, các thông tin quản lý khoá học, thông tin về người học được lưu trữ trên máy chủ và người dùng có thể dễ dàng truy nhập thông qua trình duyệt Web. Người học có thể giao tiếp với nhau và với giáo viên, sử dụng các chức năng trao đổi trực tiếp, diễn đàn, e-mail,... thậm chí có thể nghe được giọng nói và nhìn thấy hình ảnh của người giao tiếp với mình.
Đào tạo trực tuyến (Online Learning/Training): là hình thức đào tạo có sử dụng kết nối mạng để thực hiện việc học chẳng hạn như lấy tài liệu học, giao tiếp giữa người học với nhau và với giáo viên,... thông qua cac công cụ kết nối như: máy tính, các thiết bị di động.
Đào tạo từ xa (Distance Learning): Thuật ngữ này nói đến hình thức đào tạo trong đó người dạy và người học không ở cùng một chỗ, thậm chí không cùng một thời điểm. Ví dụ như việc đào tạo sử dụng công nghệ hội thảo cầu truyền hình hoặc công nghệ web.
2. Các xu hướng học tập E-Learning trên thế giới và bài học cho Việt Nam
Từ trước tới nay đã có khá nhiều ấn bản giới thiệu về các hình thức học E-Learning và đưa ra khá nhiều tổng kết về các hình thức E-Learning. Tuy nhiên, có thể nói cuốn sách "E-Learning: Concepts, trends and applications' (2014) của Epignosis LLC đã tổng kết những xu hướng mới nhất về E-Learning với những nội dung đi từ cơ bản đến chi tiết. Các phương pháp E-Learning được phân loại dựa trên hình thức học với những phân tích chi tiết về tính chất và ưu điểm của các phương pháp này. Sự phân loại này dẫn tới số lượng phương pháp dường như khá khiêm tốn so với các cách tổng hợp khác có thể dễ dàng tìm thất qua các công cụ tìm kiếm trên web như của Google vì lý do tiêu chuẩn phân loại khá rõ ràng và nhất quán trong khi các trang web thường mang tinh flieetj kê và không thực sự thống nhất về cơ sở phân loại. Phần tổng hợp này là một cơ sở quan trọng giúp Việt Nam xây dựng được các chiến lược áp dụng cho E-Learning để có thể tiếp tục phát triển được phương pháp học tập này trong tương lai.
Đào tạo lực lượng lao động từ xa
e-Learning cho phép các doanh nghiệp đào tạo một đội ngũ nhân viên dù ở bất cứ đâu bằng cách sử dụng các mô-đun học tập. Điều này rất quan trọng ngày nay với rất nhiều công ty sử dụng lực lượng lao động từ xa.
Hệ thống e-Learning cho doanh nghiệp trên nền tảng đám mây
Quy trình cài đặt và sử dụng hệ thống e-Learning cho doanh nghiệp kết hợp với nền tảng đám mây không hề phức tạp và tốn thời gian. Các nhà quản trị còn dễ dàng hơn trong việc nắm bắt các module, tính năng và ứng dụng hiệu quả trong quá trình sử dụng nền tảng.
Tối ưu chi phí
Ngoài cung cấp khả năng truy cập trực tuyến bất cứ lúc nào, bất cứ đâu, e-Learning còn giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí đào tạo. Doanh nghiệp sẽ không phải tốn các chi phí về địa điểm đào tạo, phí đi lại, ăn uống cho nhân viên,…
Cung cấp thông tin và triển khai nhanh chóng
Hệ thống e-Learning sẽ giúp doanh nghiệp giảm tải được một phần các công đoạn như phát triển, in ấn, phân phối tài liệu trực tiếp đến mỗi nhân viên. Người học chỉ cần tải lên các module e-Learning và có thể nhận được các thông tin, tài liệu ngay lập tức.
Giúp nhân viên đạt được mục tiêu cụ thể
Ngoài các chương trình đào tạo bắt buộc, một số khóa học trong hệ thống e-Learning cho doanh nghiệp sẽ cung cấp cho nhân viên quyền lựa chọn khoá học cần thiết để bổ trợ cho công việc của họ, từ đó giúp đạt được các mục tiêu cụ thể, nhanh chóng.
Tăng năng suất cho nhân viên
Bên cạnh đó, đào tạo trực tuyến sẽ giúp tăng năng suất cho mỗi nhân viên trong doanh nghiệp. Khi nhân viên được đào tạo tốt hơn, có đầy đủ kiến thức cần thiết về các dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp, chắc chắn họ sẽ làm việc hiệu quả hơn rất nhiều.
Theo Forbes, “Mỗi một USD doanh nghiệp đầu tư vào đào tạo trực tuyến sẽ tương đương với 30USD mà họ kiếm lại được.” Bên cạnh đó, theo eLearning Industry, việc ứng dụng hệ thống e-Learning cho doanh nghiệp có thể giúp doanh thu trên mỗi nhân viên tăng đến 218%.
2.1. Phương pháp học tập tổng hợp (Blended Learning)
2.2. Học tập giao lưu và phối hợp (Social and Collaborative Learning)
2.3. Học tập gắn với trò chơi (Gamification)
2.4. Học tập nhỏ (Micro-Learning)
2..5. Học qua video (Video Learning)
2.6. Học tập trong kỷ nguyên 4.0
Kết luận và khuyến nghi ̣