.
3 Câu trả lời
Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đủ hai điều kiện đó là có phân công lao động xã hội và có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất.
Phân công lao động xã hội chính là điền kiện cần cho sản xuất hàng hóa ra đời. Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội thành các ngành, nghề khác nhau. Phân công lao động xã hội tạo sự chuyên môn hóa lao động, do đó dẫn đến chuyên môn hóa sản xuất.
Phân công lao động có vai trò đó là làm cho việc trao đổi sản phẩm trở thành tất yếu vì khi có phân công lao động xã hội thì mỗi người, mỗi cơ sở chỉ sản xuất một hoặc một vài thứ sản phẩm nhất định nhưng nhu cầu cuộc sống đòi hỏi nhiều sản phẩm dẫn đến họ phải trao đổi sản phẩm với nhau. Ngoài ra, phân công lao động xã hội còn làm cho năng suất lao động xã hội tăng lên, do đó ngày càng nhiều sản phẩm thặng dư lên trao đổi.
Tuy nhiên, phân công lao động xã hội mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để sản xuất hàng hóa ra đời và tồn tại. Vì vậy, muốn sản xuất hàng hóa ra đời và tồn tại phải có điều kiện thứ hai.
Bên cạnh điều kiện cần là sự phân công lao động xã hội, thì cần phải có điều kiện đủ, đó là phải có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất.
Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế tức là những người sản xuất trở thành những chủ thể có sự độc lập nhất định với nhau. Do đó sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của các chủ thể kinh tế hoặc do họ chi phối, người này muốn tiêu dùng sản phẩm lao động của người khác cần phải thông qua trao đổi, mua bán hàng hoá.
Có ba cơ sở của điều kiện này. Trong lịch sử, sự tách biệt này là do chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất quy định còn trong điều kiện của nền sản xuất hiện đại, sự tách biệt này còn do các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đối với tư liệu sản xuất quy định.
Đây là hai điều kiện cần và đủ để có sản xuất và trao đổi hàng hóa. Nếu thiếu một trong hai điều kiện sẽ không có sản xuất và trao đổi hàng hóa. Vì vậy, sản xuất hàng hóa là một phạm trù lịch sử tức là nó chỉ tồn tại khi có cả hai điều kiện và mất đi khi một trong hai điều kiện đó mất đi.
Trả lời : Sản xuất hàng hóa ra đời do sự kết hợp của hai yếu tố chính: lao động và sản xuất.
Lao động: Lao động đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hàng hóa. Người lao động sử dụng sức lao động và kiến thức của mình để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Lao động được coi là yếu tố chủ động, tác động lên quá trình sản xuất.
Sản xuất: Sản xuất là quá trình biến nguyên liệu và lao động thành hàng hóa. Nó bao gồm các hoạt động như chế biến, gia công, lắp ráp và đóng gói. Sản xuất hàng hóa diễn ra thông qua quá trình cải tiến công nghệ và sử dụng các phương tiện sản xuất như máy móc và công nghệ.
Theo quan điểm Mác-Lênin, trong xã hội giai cấp, sản xuất hàng hóa là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và tích trữ giá trị. Tuy nhiên, trong cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa, sản xuất hàng hóa không chỉ phục vụ nhu cầu cá nhân mà còn phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội.
Vì vậy, theo Mác-Lênin, sản xuất hàng hóa ra đời do sự kết hợp giữa lao động và quá trình sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và tạo ra giá trị trong xã hội.