Giai đoạn thứ nhất từ thời cổ đại đến cuối thế kỷ XVIII:
Hệ thống lý luận đầu tiên là “Chủ nghĩa trọng thương ” ra đời giữa thế kỷ
XV tồn tại đến giữa thế kỷ XVII (nổi bật là trọng thương Tây Ban Nha, Hà Lan,
Pháp, Anh...), với các đại biểu tiêu biểu
như : Starfod (Anh); Thomas Mun (Anh);
Xcaphuri (Italia); A. Serra (Italia); A.
Montchretien (Pháp).
Từ giữa thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII xuất hiện kinh tế chính trị
tư sản
cổ điển (Pháp và Anh). Ở Pháp với tên gọi
là “Chủ nghĩa trọng nông”, ở Anh với
tên gọi “Kinh tế chính trị tư sản cổ điển
Anh”.
Chủ nghĩa trọng nông” là hệ thống lý
luận kinh tế chính trị nhấn mạnh vai
trò của
sản xuất nông nghiệp, coi trọng sở hữu tư nhân và tự do kinh tế.
Đại biểu tiêu
biểu của chủ nghĩa trọng nông ở Pháp gồm: Boisguillebert;
F.Quesney;
Turgot.
“Kinh tế chính trị
tư sản cổ điển Anh” là hệ thống lý luận
kinh tế của các nhà
kinh tế
tư sản trình bày một cách hệ thống các phạm trù kinh tế trong nền kinh tế thị
trường
như hàng hóa, giá trị, tiền tệ, giá cả, tiền công, lợi nhuận...để rút ra nhũng
quy luật
vận động của nền kinh tế thị trường. Những đại diện tiêu biểu của kinh tế
chính trị
tư sản cố điển Anh gồm: W.Petty; A.Smith; D.Ricardo.
Từ giữa
thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XIX, còn có các lý luận kinh tế của Chủ
nghĩa xã hội không tưởng và kinh tế chính trị Tiểu tư sản.